Pages

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Những phần mềm, ứng dụng để trêu đùa bạn bè trong ngày “Cá tháng Tư”

“Cá tháng Tư” là ngày mọi người được phép nói dối để trêu đùa lẫn nhau. Những phần mềm máy tính và ứng dụng di động miễn phí dưới đây, với chức năng chính là tạo ra những trò “chơi khăm” thú vị trong ngày “Cá tháng Tư” 1/4, sẽ mang đến những phút giây thư giãn.


Trò đùa “màn hình đóng băng”

Đây được xem là một trong những trò đùa “kinh điển” trên máy tính của dân công nghệ. Để thực hiện trò đùa này, người dùng chỉ việc chụp lại màn hình desktop hiện trạng trên máy tính, sau đó ẩn đi toàn bộ các biểu tượng hiện có trên desktop (kích chuột phải trên desktop, chọn “View” rồi bỏ đi tùy chọn “Show desktop icons”).

Tiếp theo, bạn ẩn đi thanh công cụ trên Windows bằng cách kích chuột phải vào thanh Taskbar, chọn “Properties”. Từ hộp thoại hiện ra, bạn chọn tab “Taskbar”, sau đó đánh dấu vào tùy chọn “Auto-hide the Taskbar”. Với tùy chọn này, thanh taskbar của Windows sẽ tự động ẩn đi và chỉ được hiện lên khi bạn di chuyển chuột xuống phía dưới màn hình.



Như vậy, bạn đã hoàn tất xong các bước để thực hiện trò đùa của mình. Cuối cùng, bạn thiết lập để sử dụng hình ảnh màn hình máy tính mà bạn đã chụp được ở trên để làm hình nền cho máy tính.

Bây giờ màn hình desktop trên máy tính sẽ không có gì đặc biệt, tuy nhiên “nạn nhân” sẽ không nhấn được bất kỳ biểu tượng nào trên desktop, bởi lẽ thực chất đó chỉ là hình nền của desktop chứ không phải là màn hình desktop thật (các biểu tượng thật trên desktop đều đã được ẩn đi).

Tuy nhiên, trò đùa này bạn cần phải tiến hành một cách bí mật và âm thầm trên máy tính của nạn nhân (chẳng hạn như máy tính của bạn cùng phòng, của đồng nghiệp chung công ty, hoặc trên máy tính sử dụng chung giữa nhiều người…)

Lưu ý: với những ai chưa biết cách chụp ảnh màn hình Windows, bạn chỉ việc nhấn phím Print Screen - phím nằm bên phải phím F12 trên bàn phím, sau đó mở Paint, nhấn tổ hợp phím Ctrl-V để dán hình ảnh chụp được, sau đó lưu lại hình ảnh này. Với Windows 8 trở lên, để mở phần mềm Paint, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R (Windows là phím nằm giữa Ctrl và Alt ở phía trái bàn phím), sau đó điền mspaint vào hộp thoại “Run” hiện ra rồi nhấn Enter.

Phần mềm máy tính khiến màn hình bị “trở chứng”

Với 2 phần mềm miễn phí dưới đây, sau khi kích hoạt, phần mềm sẽ tạo hiệu ứng giống như màn hình máy tính gặp lỗi nào đó và không hiển thị chính xác, khiến “nạn nhân” sẽ có một phen giật mình.

Phần mềm đầu tiên là ScreenBouncer. Đây là phần mềm nhỏ gọn và miễn phí, sẽ khiến cho màn hình của người sử dụng rung lắc liên tục và không thể tiếp tục điều khiển máy tính. Điều này sẽ khiến cho “nạn nhân” trở nên rối loạn vì nghĩ rằng màn hình của mình đã bị lỗi.

Hiệu ứng rung lắc màn hình do ScreenBouncer tạo ra

Download Screen Bouncer miễn phí tại đây.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng phần mềm có tênCrazyContrast. Chức năng của phần mềm này cũng sẽ khiến cho màn hình trở nên dở chứng, bằng cách chớp tắt và thay đổi độ sáng trên màn hình liên tục, tạo cảm giác như màn hình máy tính đã bị hư hỏng hoặc chập điện.

Hiệu ứng màn hình chập chờn do phần mềm CrazyContrast tạo ra

Download Crazy Contrast miễn phí tại đây.

Sau khi download 2 phần mềm kể trên, bạn chỉ việc giải nén và gửi file đến cho “nạn nhân”, rồi lừa cho họ kích hoạt. Lập tức “lỗi” trên màn hình sẽ xuất hiện. Thực chất, đây chỉ là hiệu ứng do phần mềm tạo ra chứ không phải là lỗi của màn hình hay hệ thống.

Để thoát khỏi tình trạng này và quay trở lại trạng thái bình thường, bạn đưa chuột về góc trên bên trái của màn hình, 1 hộp thoại phần mềm hiện ra, tại đây bạn nhấn nút ‘Close Program’ để thoát khỏi phần mềm.

Sau khi đã “chơi khăm” thành công bạn bè mình, bạn nên cung cấp cho họ cách thức để thoát khỏi phần mềm để không khiến họ cảm thấy lo lắng hoặc trò đùa trở nên khó chịu.

Hù dọa bằng lỗi “màn hình xanh chết chóc”

“Màn hình xanh chết chóc” là lỗi phổ biến thường gặp phải trên Windows, khiến hệ thống bị treo và phải khởi động lại, khiến các dữ liệu và phần mềm đang chạy trên máy tính sẽ bị mất. Đây là một lỗi bất chợt xảy ra và được xem là “ác mộng” với không ít người dùng Windows.

Một trong những cách trêu đùa thú vị cho ngày “cá tháng tư” đó là lừa cho nạn nhân tin rằng máy tính của mình bị gặp lỗi “màn hình xanh chết chóc”, nhờ vào sự trợ giúp của phần mềm có tên BlueScreen Screen Saver.

Trên thực chất, BlueScreen Screen Saver là một screensaver do chính Microsoft tạo ra, như một trò đùa cho ngày “cá tháng tư”. Bạn có thể download phần mềm miễn phí tại đây.

Sau khi download, giải nén và gửi file SysInternalsBluescreen.scr đến cho người mà mình muốn trêu đùa (hoặc gửi cả file nén đến cho nạn nhân). Sau khi nạn nhân kích hoạt file này, bộ screensaver sẽ tự động được kích hoạt, hiện ra giao diện của lỗi màn hình xanh. Sau đó giao diện này sẽ tiếp tục hiển thị màn hình khởi động lại của Windows.



Giao diện lỗi này sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại, cho đến khi người dùng nhấn Esc để thoát khỏi giao diện screensaver.

Chắc hẳn “nạn nhân” sẽ có một phen “thót tin” khi bỗng nhiên thấy lỗi này xuất hiện trên máy tính của mình.

Trò đùa làm vỡ màn hình smartphone

Crack Your Screen là ứng dụng miễn phí dành cho Android, sẽ tự động tạo hiệu ứng vỡ màn hình trên smartphone ngay khi có ai đó lắc hoặc chạm vào màn hình smartphone. Đây có thể là một trò đùa khiến nhiều người phải thót tim vì tưởng rằng mình đã vô tình làm hỏng máy.

Download ứng dụng miễn phí tại đây hoặc tại đây (tương thích Android 2.3 trở lên).

Sau khi cài đặt, từ giao diện chính của ứng dụng, bạn nhấn nút “Ready”. Sau đó quay trở lại màn hình chính trên smartphone và đưa smartphone của mình cho người khác. Mặc định, mỗi khi người dùng lắc nhẹ thiết bị, hiệu ứng vỡ màn hình sẽ xuất hiện ngay trên màn hình hiện tại của smartphone để đánh lừa họ.



Hiệu ứng vỡ màn hình này vẫn sẽ tồn tại ngay cả khi người dùng tắt/mở màn hình, làm tăng thêm mức độ thực tế của hiệu ứng.

Để trò đùa được thú vị hơn, từ giao diện chính của ứng dụng, bạn nhấn vào biểu tượng thiết lập ở góc trên bên phải, sau đó tìm và đánh dấu vào mục “Touch to crack” từ menu hiện ra.



Bây giờ, nhấn nút Ready để kích hoạt lại ứng dụng và đưa smartphone cho “nạn nhân”. Ngay khi một ai chạm vào màn hình của smartphone sẽ lập tức tạo nên hiệu ứng vỡ màn hình, điều này sẽ khiến không ít người phải “thót tim” vì tưởng rằng mình đã vô tình làm vỡ màn hình thiết bị.

Để đưa màn hình trở về bình thường, người dùng chỉ cần cầm và lắc nhẹ máy để bỏ qua hiệu ứng vỡ màn hình này.



Trò đùa “vỡ màn hình” trên smartphone

Trò đùa uống bia từ smartphone



Màn ảo thuật uống bia từ smartphone

Đây không phải là một trò để “chơi khăm” bạn bè, mà thay vào đó với ứng dụng này, người dùng có thể diễn một trò ảo thuật đơn giản để đánh lừa bạn bè của mình.

iBeer là ứng dụng miễn phí (dành cho cả Android lẫn iOS) sẽ cho phép người dùng thực hiện màn ảo thuật... uống bia từ smartphone của mình.

Download ứng dụng miễn phí dành cho Android tại đây hoặc tại đây.Với người dùng iOS download ứng dụng miễn phí tại đây.

Bạn đọc có thể xem thêm hướng dẫn sử dụng iBeer để thực hiện màn ảo thuật đơn giản đã được Dân trí giới thiệu tại đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text











 
Blogger Templates